BẬT MÍ TOP 3 KEO LIỀN SẸO CHO CÂY CHẤT LƯỢNG VÀ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Keo liền sẹo cho cây hay còn gọi là keo liền da cây là một loại keo đặc biệt có khả năng bảo vệ vết thương của cây, ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích quá trình phục hồi của mô cây. Vậy, có những loại keo liền sẹo phổ biến nào trên thị trường và hướng dẫn sử dụng phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người làm vườn là chăm sóc cây cảnh, bonsai được biết.

BẬT MÍ TOP 3 KEO LIỀN SẸO CHO CÂY CHẤT LƯỢNG VÀ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

1. Keo liền sẹo cho cây là gì?

Keo liền sẹo cho cây là dòng sản phẩm tổng hợp từ các thành phần có khả năng làm liền mặt cắt (cành, nhánh) hoặc vết thương hở trên cây trồng nhanh chóng hơn, làm vết cắt nhanh khô và kéo sẹo, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm gây hại, gây bệnh cho cây trồng.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại keo liền sẹo với những đặc tính khác nhau, nhưng đa số các loại keo liền sẹo cây đều ở dạng gel, huyền phù hoặc nhũ tương (dạng sệt hoặc dáng sáp). Tùy vào từng thương hiệu mà các thành phần bổ sung bên trong sản phẩm khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau. Người chăm cây cần lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

2. Công dụng của keo liền sẹo cho cây

Keo liền sẹo cho cây hay còn gọi là keo liền da cây dùng để chữa lành vết thương cho cây trồng (cũng như tác dụng keo liền sẹo cho con người). Đây là một dạng hỗn hợp hóa chất có khả năng bảo vệ và phục hồi các mô bị tổn thương trên thân, cành, lá của cây. Dưới đây là các công dụng của keo liền sẹo cho cây cảnh, bonsai mà bạn có thể lưu ý.

Với dạng nhũ tương, gel hay sáp thì các dòng keo liền sẹo cho cây đầu tiên sẽ có chức năng giữ ẩm mặt cắt hay vết thương hở trên cây để bảo vệ bề mặt cắt tối đa.

Một số dạng keo làm liền sẹo cây còn có bổ sung các hoạt chất giúp kháng vi nấm, vi khuẩn. Hữu hiệu nhất hiện nay là Oligo Chitosan (Nano chitosan) với khả năng kháng nấm bệnh cực kì hiệu quả, giúp hạn chế tối đa hiện tượng xâm nhiễm, gây hư hỏng cây từ các mặt cắt. Chất này còn chứa các thành phần có khả năng làm liền mặt cắt hay vết thương hở trên cây, giúp chúng nhanh lành hơn, mau kéo sẹo hơn so với bình thường.

Ngoài ra keo liền sẹo cho cây còn được bổ sung các hoạt chất màu để xử lý tia UV từ ánh nắng mặt trời. Nhờ vậy, cây trồng có thể tránh sự tác động của chúng, từ đó giúp mặt cắt nhanh lành hơn, liền sẹo nhanh hơn.

Vậy cụ thể, keo liền sẹo cho cây (keo liền da cây) có những công dụng phổ biến nào giúp cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển?

Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại keo liền sẹo cho cây

1.1 Bảo vệ vết thương

Cây sau khi được cắt tỉa hoặc bị gãy cành, bị sâu bệnh tấn công hoặc bị thiệt hại do thời tiết, sẽ phát sinh những vết thương trên bề mặt. Những vết thương này làm mất đi vẻ đẹp của cây, còn là nơi dễ bị vi khuẩn, bấm mốc hay các loại công trùng gây hại xâm nhập. Nếu không kịp thời xử lý, những vết thương này có thể gây nên các bệnh lý nghiêm trọng cho cây, nguy hiểm có thể làm chết cây.

Trong những trường hợp này, keo liền sẹo được dùng để bôi lên miệng vết thương của cây. Chất keo sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, ngăn không cho nước và không khí xâm nhập vào vết thương, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và khô héo.

Công dụng của keo liền da cho cây

1.2 Kích thích mọc mầm non

Một công dụng khác của keo liền sẹo cho cây cảnh, bonsai là kích thích sự phát triển của chồi, tăng khả năng mọc mầm non cho cây. Khi bạn muốn nhân giống cây bằng cách cắt cành, bạn có thể bôi keo liền sẹo lên đầu cành đã cắt để kích hoạt quá trình hình thành rễ. Keo liền sẹo có chứa các hoạt chất kích thích sinh trưởng như cytokinin, auxin, gibberellin, v.v… Nhờ những hoạt chất này, quá trình chuyển hóa và phân chia tế bào ở đầu cành sẽ được tăng cường, tạo ra các rễ non. Sau đó, bạn chỉ cần đặt cành vào đất hoặc nước để nuôi dưỡng rễ. 

Lưu ý: Bạn cũng có thể bôi keo liền sẹo lên những nơi bạn muốn cây ra nhánh mới để tạo dáng cho cây. Công dụng này được các nghệ nhân bonsai áp dụng hiệu quả nhằm tạo dáng cây ưng ý.

1.3 Tăng khả năng chịu đựng của cây

Không chỉ giúp cây phục hồi sau khi bị tổn thương, keo liền sẹo còn giúp cây tăng khả năng chịu đựng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thành phần keo liền sẹo có chứa các chất dinh dưỡng như photpho, nito, kali, canxi, magie, sắt, kẽm, v.v… Những chất này sẽ cung cấp các nguyên tố thiết yếu duy trì hoạt động sinh lý và tăng cường sức đề kháng cho cây trồng. Nhờ đó, cây có thể chống chịu được với nhiệt độ cao, hạn hán, thiếu ánh sáng, hay các yếu tố bất lợi khác.

Đây là một sản phẩm hữu ích cho việc chăm sóc khu vườn, cây cảnh hay các tác phẩm bonsai của bạn. Tuy nhiên, cũng cần được sử dụng đúng cách. Sau đây Công cụ Bonsai Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng loại sản phẩm này đúng cách.

3. Hướng dẫn sử dụng keo liền sẹo cây hiệu quả

Để sử dụng keo liền sẹo cho cây hiệu quả, bạn tham khảo các bước sau trước khi thực hiện:

Bước 1: Xử lý, làm sạch vết thương

Bước này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đối với các vết thương ngoài ý muốn do tác nhân vật lý bên ngoài gây ra, bạn cần dùng dao sắc để cắt bỏ các phần thối, nhiễm trùng hoặc khô héo xung quanh vết thương. Sau đó, bạn dùng khăn giấy hoặc vải sạch để lau nhẹ nhàng vết thương cho khô ráo.

Đối với công việc cắt gọt tạo sẹo cho các tác phẩm bonsai và cây cảnh, việc cây có cái sẹo đẹp chỉ sau một lần cắt là điều rất khó. Bởi trong lần đầu thì người trồng cây thường sẽ cắt bên trên đoạn định cắt một chút, chờ xem nảy mầm như thế nào rồi mới tính tiếp. Lưu ý về cách nảy mầm của một số loài cây thông dụng như sau:

  • Linh sam mọc chồi tập trung ở sát chỗ bị cắt.
  • Sam núi mọc chồi dưới vết cắt 2-3cm.
  • Tùng la hán ta mọc chồi khắp phần thân.
  • Tùng la hán tàu khó nảy chồi hơn, chồi ít và dễ bỏ cành.
  • Tùng cối nếu cắt thô bạo thì cây sẽ bỏ luôn cành đó. 
  • Cây sanh đâm chồi khắp phần thân nhưng tập trung ở sát chỗ bị cắt.

Bước 2: Tiến hành bôi keo liền sẹo

Bạn dùng que gỗ hoặc đũa để lấy một lượng keo liền sẹo vừa đủ, bôi đều lên toàn bộ vết thương. Bạn nên bôi một lớp keo mỏng và đều, không nên bôi quá dày hoặc quá ít. Bạn nên thoa keo liền da cho cây ngay sau khi cắt, không chỉ thoa mỗi vị trí mặt cắt mà cần thoa keo cả rìa vỏ cây.

Bạn nên để cây ở nơi thoáng mát và khô ráo để keo liền sẹo khô nhanh chóng. Thời gian khô của keo liền sẹo tùy thuộc vào loại keo và điều kiện thời tiết, nhưng thường khoảng từ 15 đến 30 phút.

Bước 3: Kiểm tra và bôi lại nếu cần

Sau khi keo khô, kiểm tra lại một lần nữa xem có chỗ nào bị thiếu keo hoặc keo bị rỉ ra không. Nếu có, bạn nên bôi lại một lớp keo mới lên chỗ đó. Cũng nên kiểm tra tình trạng của vết thương sau mỗi tuần và bôi lại keo liền sẹo nếu thấy cần thiết, đảm bảo làm vệ sinh vết thương sạch sẽ để keo liền da cây phát huy hiệu quả tối đa.

Mỗi lần vệ sinh chỗ vết sẹo xong, hãy lấy mũi dao nhọn cạo nhẹ vào lớp da sát mép sẹo; nếu thấy mép bị già/mục rồi tiếp tục bôi lại keo liền da. Riêng với những sẹo lâu không liền hoặc bị mục thì bạn nên cắt lại một lần nữa. Lần này, hãy dùng dao sắc khoét dần tới khi thấy vỏ cây chảy nhựa và thoa lại keo.

Sau đây là một vài lưu ý nhỏ từ kinh nghiệm cá nhân trong việc sử dụng keo liền sẹo cho cây có thể hữu ích cho bạn:

  • Chọn loại keo liền sẹo phù hợp với loại cây cảnh của bạn: Không phải tất cả các loại keo liền sẹo đều có thể dùng cho cây cảnh, một số loại keo có thể gây kích ứng hoặc ngăn cản quá trình hô hấp của cây. Bạn nên chọn những loại keo liền sẹo dành riêng cho cây cảnh, có thành phần tự nhiên, không chứa các chất độc hại hoặc gây dị ứng. 
  • Chỉ nên bôi một lớp keo liền sẹo mỏng lên vết thương của cây: Nếu bôi quá nhiều keo, bạn có thể làm tắc nghẽn lỗ chất của cây, gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất của cây. Bạn cũng không nên bôi keo liền sẹo lên những phần không bị thương của cây, vì điều đó có thể làm giảm khả năng hấp thu ánh sáng và khí CO2 của lá. Bạn chỉ nên bôi keo liền sẹo lên những phần thân đã bị cắt, gãy hoặc bị ăn mòn.
  • Chỉ nên bôi keo liền sẹo vào phần thân đã được xử lý sạch sẽ: Trước khi bôi keo liền sẹo, bạn cần vệ sinh vết thương của cây bằng dung dịch muối sinh lý hoặc dung dịch oxy già để loại bỏ các vi khuẩn và các tạp chất. Sau đó, bạn cần lau khô vết thương bằng giấy ăn hoặc khăn sạch. Bạn không nên để vết thương ướt hoặc dính bụi bẩn khi bôi keo liền sẹo, vì điều đó có thể làm giảm hiệu quả của keo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Theo dõi quá trình phục hồi của cây sau khi bôi keo liền sẹo: Bạn nên giữ cây ở nơi có ánh sáng và độ ẩm phù hợp, tưới nước đều đặn và bón phân hợp lý. Bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên vết thương của cây để xem có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng tấy, mủ hoặc mùi hôi không. Nếu có, bạn nên cắt bỏ phần thân bị nhiễm trùng và bôi lại keo liền sẹo. Bạn cũng nên thay đổi keo liền sẹo sau một thời gian nhất định, tùy theo loại keo và loại cây.

4. Top 3 loại keo liền sẹo phổ biến trên thị trường hiện nay

Có rất nhiều sản phẩm keo liền da cây cảnh, bonsai được bán trên thị trường hiện nay, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Trong đó, Top 3 loại keo liền sẹo phổ biến nhất có thể kể đến là keo liền sẹo Mỹ Tiến, keo liền sẹo LS60 và keo liền da cây NISSO của Nhật Bản.

4.1 Keo liền sẹo, keo liền da cây Mỹ Tiến

Đầu tiên là sản phẩm keo liền sẹo (keo liền da cây) Mỹ Tiến rất phổ biến trên thị trường với mức giá cạnh tranh. Sản phẩm có 03 công dụng tiêu biểu là (1) bảo vệ vết cắt hiệu quả (2) giúp cây trồng khỏe mạnh sau khi bị tổn thương và (3) kích thích chồi mới mọc lên nhanh hơn.

Cách dùng hiệu quả: Để keo Mỹ Tiến phát huy triệt để hiệu quả, khi sử dụng cần tuân thhur các quy tắc sau:

  • Sau khi cắt cành, để 10 – 30 phút cho nhựa tự nhiên chảy ra làm rồi mới bôi đều keo vào toàn bộ bề mặt cắt.
  • Trước khi sử dụng, cần lắc đều keo để các chất được hòa tan vào nhau và tạo nên hiệu quả đồng đều trên phần cắt.
  • Sản phẩm keo Mỹ Tiến dùng trực tiếp, tuyệt đối không pha với nước.
  • Nếu không sử dụng hết thì đậy kín và bảo quản nơi khô thoáng. Để xa tầm tay trẻ em và tránh tiếp xúc với da và mặt. 

Keo liền sẹo Mỹ Tiến có quy cách đóng gói hũ 100gr và 225gr phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của quý khách hàng, tham khảo sản phẩm bên dưới nếu bạn đang cần sử dụng loại keo này.

4.2 Keo liền sẹo, keo liền da cây LS60

Tiếp theo là sản phẩm mới hot những năm gần đây là keo liền sẹo cây LS với 02 dòng sẩn phẩm chính là keo liền da cây LS 50 (màu hồng) và keo liền sẹo LS 60 (màu đen) với nhiều đặc tính ưu việt và các thành phần bảo vệ, liền sẹo cây nhanh. Trong đó, dòng keo liền sẹo LS 60 vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Thành phần chính của keo liền sẹo cây này bao gồm: Chất tạo màng sinh học, Nano Chitosan (oligochitosan), chất kích hoạt tế bào (IPT), Titan oxide (TiO2), màu đen hữu cơ (dye), nước. Với hoạt chất này chúng có khả năng giữ ẩm, kéo sẹo nhanh, tránh sự tấn công của các loại vi nấm và vi khuẩn nhờ chitosan và titan oxide.

Công dụng keo liền sẹo LS 60
Các dòng sản phẩm keo liền sẹo LS

4.3 Keo liền sẹo, keo liền da cây NISSO Nhật Bản

Ở mức giá cao hơn và mức chất lượng tốt hơn, quý khách hàng có thể tham khảo dòng keo liền sẹo (keo liền da cây) NISSO Nhật Bản được anh em chơi bonsai, cây cảnh tin dùng. Sản phẩm dùng tốt cho các chủng loại cây nhiều nhựa như mai chiếu thủy, sanh, si, gừa,… Dùng bôi liền sẹo cho cây cảnh với công dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc, chống nhiễm trùng, chống mất nước, kích kéo da, liền sẹo cực mạnh, bảo vệ bề mặt gỗ và kích thích nảy mầm tại vết cắt.

Thành phần chính của loại keo này là Thiophanate-metyl 3,0%, hydroxyquinoline đồng 5,0% và các hoạt chất khác. Quy cách đóng gói dạng tuýp 200gr keo sệt, tuýp màu trắng, chất keo màu cam nhạt.

5. Mua keo liền sẹo cây ở đâu?

Ở Đà Nẵng thì mua keo liền sẹo (keo liền da cây) ở đâu? Công cụ Bonsai Đà Nẵng cung cấp đa dạng các loại keo liền sẹo, keo liền da cây với mức giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, sản phẩm chính hãng cho quý khách hàng lựa chọn.

Shop có ship COD phí ship đồng giá 20k/đơn cho quý khách hàng ở xa. Vui lòng bấm vào từng sản phẩm để tìm hiểu thêm chi tiết, liên hệ các kênh thông tin của Công cụ Bonsai Đà Nẵng để được tư vấn thêm nếu cần.

Thông tin đặt hàng

Quý khách hàng có thể liên hệ mua hàng qua các kênh thông tin bên dưới