HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT UỐN CÂY CẢNH CƠ BẢN

Nghệ thuật bonsai có nguồn gốc lâu đời từ Nhật Bản đang dần trở thành thú chơi thịnh hành. Để có được những chậu cây tạo dáng cổ thụ theo ý muốn, người làm bonsai cần uốn nắn tác phẩm của mình để có thế cây theo mong muốn. Sau đây là những kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản mà người mới bắt đầu chơi bonsai cần nắm.

1. Chuẩn bị trước khi uốn cây cảnh

Nghệ thuật bonsai không đơn giản chỉ là sự tỉ mỉ chăm sóc mà còn nằm ở khả năng sáng tạo ra những dáng, thế cây khác nhau, thể hiện đức tính và tâm hồn của gia chủ. Cây cũng như người, cần phải uốn nắn thật kĩ, thật khéo léo theo thời gian mới cho ra được tuyệt tác. Chính vì thế, việc tạo dáng cho cây cực kỳ quan trọng, có thể tạo nên vẻ đẹp và nét độc đáo riêng cho mỗi tác phẩm.

Trước tiên, để thực hiện công việc uốn cây cảnh, bạn cần chuẩn bị dụng cụ uốn và chọn cây thích hợp.

1.1. Chuẩn bị dụng cụ

Kỹ thuật uốn cây cảnh cần sự giúp đỡ của các loại dụng cụ cần thiết sau:

  • Kéo cắt tỉa lá: Loại kéo nhỏ, bản mỏng chuyên dùng để cắt bỏ bớt lá, chi dăm quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây. 
  • Kéo cắt cành, kìm bấm cành: Dụng cụ chuyên dùng để cắt, loại bỏ các cành lớn, cành giá không cần thiết. 
  • Dây uốn cành: dây đồng, dây kẽm hoặc dây nhôm uốn cây chuyên dụng.

Lưu ý: Không dùng dây bằng sắt bởi vì theo thời gian chúng dễ bị gỉ gây ngộ độc cho cây, ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng, thậm chí gây chết cây. Tham khảo loại dây nhôm trần đen uốn cây loại 1 bên dưới.

1.2. Chọn cây để uốn

Bất kỳ cây cảnh nào cũng có thể uốn để cho ra một tác phẩm bonsai. Tuy nhiên, nên chọn cây có hình dáng phù hợp với ý tưởng uốn nắn đã lên kế hoạch. Những cây cảnh đẹp cần đảm bảo các tiêu chi trước khi uốn nắn:

  • Dáng tổng thể: Dáng cây cần có sự cân đối, hài hòa giữa thân, cành, rễ. Cây cần phải có sức khỏe tốt, không bị sâu bệnh hại. 
  • Thân cây: Chọn những cây có thân khỏe mạnh, đẹp. Những cây có độ to giảm dần từ gốc đến ngọn, dạng hình chóp. Thân cây là nét chính hình thành nên dáng cây. Vì vậy, khi chọn cây để uốn, bạn chọn những thân cây phù hợp dáng vẻ bạn dự định uốn. Để tăng yếu tố thẩm mỹ cho cây, bạn có thể chọn những cây có nét sần sùi trên vỏ cây.
  • Rễ cây: Đối với các loại cây cảnh, cây bonsai, rễ cây rà yếu tố tạo nên sự vững chãi, vẻ mạnh mẽ cho cây. Bộ rễ cây cảnh được cho là đẹp là bộ rễ có một phần lộ ra trên mặt đất và lan tỏa ra xung quanh, nhưng không nằm chồng chéo lên nhau. 
  • Cành cây: Các cành hợp thành bộ tán của cây. Nếu thực hiện cách uốn cây cảnh lần đầu, bạn nên chọn những cây có cành lá không quá xum xuê. Nên cắt bỏ các cành mọc vượt, mọc ngang đâm xéo, mọc cùng vị trí với các cành chính của cây. 

Ngoài các yếu tố về cây, chậu cây cũng đóng vai trò quan trọng trong cách uốn cây cảnh. Chậu cây nên có có hình dáng, kích thước phù hợp với cây, hài hòa với tổng thể để làm tăng vẻ đẹp của cây sau khi uốn.

1.3. Lựa chọn thời điểm uốn cây thích hợp

Một số nghệ nhân chơi cây lành nghề cho biết, thời điểm thích hợp nhất để áp dụng kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản là vào khoảng cuối hè, khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Ở thời điểm này, hầu hết các cây cảnh đều phát triển mạnh mẽ, ra nhiều chồi non, phù hợp để uốn nắn và tạo dáng.

Lưu ý, những loại cây rụng lá sớm không nên uốn vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì tác động vào thân cây thời điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Còn đối với các loại cây chảy nhiều nhựa như gỗ sam, cây thông, thời điểm thích hợp để uốn cây là khoảng cuối tháng 8 lúc lượng nhựa cây giảm.

2. Những kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản cần nắm

2.1. Kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản

Kỹ thuật uốn cây cảnh là phương pháp tạo hình cây theo ý muốn, tạo ra những đường cong, uốn lượn, vặn xoắn độc đáo. Kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định hình dạng muốn uốn

Trước khi bắt tay vào uốn cây cảnh, hãy xác định hình dạng bạn muốn thiết kế cho cây. Điều này giúp bạn định hướng được dáng cây mình cần nhằm thực hiện công việc uốn cây dễ dàng, đúng ý mình hơn. Tham khảo thêm về các dáng cây cơ bản bên dưới để có thêm gợi ý

KỸ THUẬT TẠO DÁNG BONSAI CƠ BẢN

Để có những tác phẩm bonsai đẹp mắt, thường nghệ nhân đầu tư rất nhiều ...

NHỮNG DÁNG CÂY CẢNH, BONSAI CƠ BẢN

Hiện nay ở Thế giới và Việt Nam có nhiều cách phân loại cây dáng ...

HƯỚNG DẪN CẮT TỈA CÀNH BONSAI CƠ BẢN

Cắt tỉa cành Bonsai là một công việc cơ bản và rất cần thiết giúp ...

Bước 2: Cắt tỉa trước khi uốn

Đầu tiên, nên loại bỏ bớt lá và cắt bỏ những cành nằm quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây cảnh, bonsai.

Bước 3: Các thao tác uốn cây cơ bản

  • Cắm một đầu dây uốn sau trong đất của chậu cây để cố định và quấn được dây uốn quanh thân cây một cách dễ dàng.
  • Khi quấn dây không nên quấn quá lỏng hoặc quá chặt tay, đường quấn phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.
  • Nhẹ nhàng xoắn cành theo hướng quấn dây uốn để giúp dây luôn được giữ chặt vào vỏ cây.
  • Bắt đầu uốn cây từ phần thấp nhất và từ từ uốn lượn cây theo hình dạng mong muốn. Uốn thân trước rồi uốn đến cành chính, những cành quanh thân, uốn gốc lên đến ngọn cây.
  • Uốn theo nguyên tắc cành lớn trước, cành nhỏ sau. Sau đó, tiến hành quấn dây uốn theo những hình dáng định hình từ trước rồi thực hiện cắm một đầu dây vào mâm để tạo điểm cố định.
  • Đối với những cành lớn, cứng, bạn cần thực hiện uốn nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cành lá. Sau khi quấn xong dây uốn, bạn dùng một đoạn dây khác xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây để giữ chặt, không bị bung.
Hướng dẫn kỹ thuật uốn cây cơ bản
Hướng dẫn kỹ thuật uốn cây cơ bản (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 4: Chăm sóc cây sau khi uốn

Sau khi uốn cây, hãy chú ý đến việc tưới nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để đảm bảo cây phục hồi tốt và tăng cường sức khỏe cho cây.

Bước 5: Tháo dây uốn cho cây

  • Tháo dây nếu dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đó là lúc thích hợp nhất bởi vì cành đã tương đối định hình. Nếu tháo dây muộn quá sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, nên gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.
  • Thời gian thích hợp để tháo dây là khoảng 3 – 4 tháng sau khi uốn. Đối với những cây cảnh thân gỗ lớn là khoảng 1 năm. Bạn cần để thời gian đủ lâu để cây định hình được hình dáng cần uốn. 

Uốn cây cảnh là một quá trình cần kiên nhẫn và kỹ năng, đặc biệt với những cây có thân to và cứng. Nếu bạn không có kinh nghiệm áp dụng cách uốn cây cảnh, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để được hướng dẫn, tránh uốn không đúng cách khiến cây bị gãy, đổ, gây hại cho cây.

2.2. Kỹ thuật uốn cành cây to, dễ gãy

Mỗi cành cây đều có đặc điểm mềm dẻo khác nhau. Do đó không phải cành nào cũng uốn được một cách thoải mái, đặc biệt là những cây to lớn hoặc dễ gãy. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau lại uốn tiếp.

Những cành cây to, dễ gãy, nếu cố sức uốn thì cần phải làm cẩn thận và chậm rãi. Nếu không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến phương án khác để xử lý nó triệt để, nhằm tránh sô hỏng bỏng không.

2.3. Kỹ thuật tạo rễ cho cây bonsai

Thường thì rễ cây lâu năm có bộ rễ bò ngoằn ngoèo, tạo nên 1 cảnh tượng đẹp lạ và cũng là 1 trong những nét nghệ thuật mang tính thời gian của bonsai. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ hàng chục năm để chiêm ngưỡng. Thay vào đó, mỗi năm bạn hãy rút rễ cây thật nhẹ nhàng khi trồng vào chậu khác, sẽ làm cây dần phô bày được bộ rễ trên mặt đất.

Chúng ta có thể tạo dáng cho rễ cây bằng cách uốn dây kẽm sẽ mục trong đất lên những cái rễ còn ít tuổi, với những rễ ngoằn nghèo thì giữ nguyên hình dáng.

Kỹ thuật tạo rễ cho cây bonsai
Kỹ thuật tạo rễ cho cây bonsai (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Cách cắt tỉa tạo dáng cây cảnh sau khi uốn

Như đã biết, cây sẽ tập trung mọc nhanh nhất tại phần ngọn và phần ngoài rìa. Vì thế, chúng ta phải tỉa các khu vực này thường xuyên để giúp những phần phía bên trong phát triển tốt hơn, bạn nên tỉa suốt mùa phát triển của cây.

Để giúp duy trì hình dáng, bạn nên cắt phần cuống ngay trên lá. Còn với những cây thuộc lá kim, có nhiều nhựa, việc tỉa nên làm bằng tay, tránh để cây tiếp xúc với vật sắt. Như đã nói ở, những vật bằng sắt khi tiếp xúc với nhựa cây thì sẽ làm cho cây chết.

3. Kỹ thuật cắt uốn cây mai vàng

Mai vàng là một trong những loại cây bonsai phổ biến có giá trị cao và rất được người chăm cây nâng niu. Tuy nhiên, nhiều nghệ nhân mới vào nghề còn thắc mắc kỹ thuật uốn cây mai vàng cần lưu tâm điều gì. Nội dung bên dưới sẽ hỗ trợ bạn thực hiện việc cắt uốn cây mai vàng để có một tác phẩm bonsai đẹp.

3.1. Cách tạo dáng gốc mai vàng

Gốc là phần quan trọng nhất của cây mai trong bất kì dáng, thế nào. Khi nhìn vào cây mai vàng, người ta sẽ chú ý đến phần gốc cây đầu tiên. Để có một gốc mai đẹp, ngay từ khi cây còn nhỏ phải chăm chút sửa gốc và uốn nắn. Sẽ tùy theo dáng cây mà bạn muốn sửa gốc theo thế đúng, nghiêng hay nằm.

Việc tạo dáng cho gốc mai sẽ được thực hiện bằng cách cắt, gọt, đục đẽo tạo nên các phần lồi lõm, làm lão hóa và tăng thêm giá trị cho cây bonsai. Nếu đó là mai vàng đã già thì người làm cây phải tiến hành moi rễ, căng kéo, sắp xếp lại để phần rễ nổi lên nằm hoàn toàn trên miệng chậm mới đẹp và tạo thành một gốc cây có giá trị cao nhất.

Mai cổ sẽ có nhiều cây có bộ rễ kỳ lạ, uốn thành hình chân thú Long, Lân, Quy, Phụng rất đẹp mắt, hoặc nhiều gốc mai vàng hóa long, hóa hổ rất quý và có giá trị cao.

Kỹ thuật tạo dáng gốc mai vàng
Kỹ thuật tạo dáng gốc mai vàng (Ảnh: Sưu tầm)

3.2. Kỹ thuật uốn thân, cành cây hoa mai vàng

Khi uốn mai vàng, nghệ nhân sẽ thực hiện theo thứ tự uốn thân trước sau đó các cành chính, tiếp là những cành quanh thân tính từ gốc cây đến ngọn. Uốn cành lớn trước, cành nhỏ sau.

  • Để uốn thân cây, bạn cần sử dụng khung sắt đã tạo dáng sẵn, cặp ôm sát và thân cây mai rồi dùng dây uốn buộc từ từ từng mối từ gốc cây mai trở lên. Sau đó, tiến hành siết chặt, ép cho thân cây mai vàng ôm lấy khung sắt. Lâu ngày, thân cây sẽ cong theo dáng khung sắt đã định hình.
  • Đối với thân nhỏ, các bạn nên dùng dây uốn cỡ lớn (khoảng từ 5li tới 8li tùy độ lớn của thân cây), sau đó uốn vặn theo chiều xoắn ốc. Dùng dây uốn giữ lại theo form dáng mà bạn mong muốn. Phải uốn từ từ, từng chút mỗi ngày, lâu ngày sẽ ra được dáng cây ưng ý.

Uốn cây bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây: Dùng cách cắt tỉa sẽ rất khó và mất thời gian. Khi uốn cành mai bằng cách cắt tỉa, bạn muốn cho nhánh xoay về hướng nào thì cắt đọt ở nách lá về hướng đó là xong, ngay nách lá đó sẽ mọc một chồi non xoay về hướng bạn mong muốn. Việc uốn cành bằng cách quấn dây uốn bằng nhôm, đồng hoặc kẽm thì chỉ cần một sợi dây đủ lớn, dài gấp đôi nhánh cây mai vàng để quấn. Quấn dọc theo nhánh muốn uốn, theo chiều kim đồng hồ cho hợp nhất. Ưu điểm của cách uốn cành bằng cách quấn dây là nhanh và có thể uốn kéo một nhánh từ bên này qua bên kia thân cây mai vàng. Tuy nhiên, cách này sẽ làm dây uốn ăn khuyết vào nhánh cây, không đẹp bằng cách cắt tỉa.

Thời gian để tháo dây khoảng từ 3 đến 4 tháng đối với cây mai tơ, đối với các cây lớn thường sẽ là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây mai vàng trở lại hình dáng ban đầu.

3.3. Cắt tỉa lá tạo dáng cho cây mai vàng

Tỉa lá là bước khá quan trọng trong việc uốn cây, tỉa lá sẽ làm cây mai thông thoáng, nổi rõ, tôn lên nét đẹp của dáng, thế của cây. Tỉa lá, cắt bỏ các lá mai vàng xấu, lá thừa, các đọt non mới mọc ra dài quá, che khuất mặt chính của cây mai vàng.

Một vài hướng dẫn tỉa cành cây mai cơ bản mà bạn nên biết:

  • Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia.
  • Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.
  • Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.
  • Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.
  • Tỉa bỏ những cành dày không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.
  • Trước khi cắt tỉa tạo tán phải định hướng đúng cách mình muốn tạo sau đó mới tiến hành cắt tỉa tạo tán cho cây cảnh

Sau khi cây được tỉa tạo dáng, bạn đặt nó ở trong bóng râm, nhớ tránh gió. Bón phân như bình thường và để cây phục hồi trong ít nhất là vài tháng. Trong quá trình hình thành tán tạo mong muốn cần phải thường xuyên chăm sóc và tưới nước phù hợp.

Cắt tỉa tạo dáng cho cây mai vàng
Cắt tỉa tạo dáng cho cây mai vàng (Ảnh: Sưu tầm)

Trên đây là những gợi ý về kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản mà chúng tôi tin rằng nó sẽ giúp ý cho người mới rất nhiều trong quá trình làm quen với bộ môn nghệ thuật này. Chúc bạn trở thành những bậc thầy trong tương lai!

Nếu cần mua sắm các loại công cụ, dụng cụ bonsai, dụng cụ làm vườn hay vật tư nông nghiệp, hãy liên hệ Công cụ Bonsai Đà Nẵng để được tư vấn cụ thể.

Thông tin đặt hàng

Quý khách hàng có thể liên hệ mua hàng qua các kênh thông tin bên dưới